Các thông tin cần có nếu bạn muốn vào nghề nhân sự

Đây cũng chính là chiến lược, chính sách được nhiều công ty tại Việt Nam áp dụng nhằm chuyên nghiệp hoá trong việc thu hút nhân tài đầu quân cho doanh

Trong giai đoạn phát triển mới đầy phức tạp, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhìn nhận ra yêu cầu cần phải chuyên nghiệp hoá công tác quản trị nguồn nhân lực nhằm gia tăng sức mạnh và hiệu quả hoạt động.
Nhu cầu việc làm thực sự của ngành nhân sự?


Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì rất nhiều ngành nghề, doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm nhân viên để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động. Không chỉ là nhân viên kinh doanh, kế toán hay IT bị cắt giảm mà ngay cả bộ phận nhân sự cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cho dù nền kinh tế có đi vào khủng hoảng hay không thì nhu cầu nhân lực chất lượng cao, tuyển dụng người tài vẫn không có biến chuyển lớn. Một cách nhìn khác, chính trong thời điểm khủng hoảng là giai đoạn mà việc thay đổi lao động diễn ra mạnh mẽ, doanh nghiệp phải cơ cấu lại, sa thải nhân viên sẽ tạo ra cơ hội việc làm cho những cá nhân đáp ứng tốt các tiêu chí của nhà tuyển dụng.

Dự báo khủng hoảng kinh tế đã chạm đáy và khả năng hồi phục, tăng trưởng kinh tế trở lại ở phía trước đang mở ra cơ hội việc làm cho nhiều lĩnh vực; ngành nhân sự cũng nằm trong số đó. Với doanh nghiệp, để có thể tuyển dụng được những nhân viên xuất sắc ở các mảng kinh doanh, marketing, kế toán thì việc trước tiên là cần những nhân viên nhân sự tài năng. Do đó, việc lựa chọn theo học ngành nhân sự từ bây giờ chính là đón đầu cho tương lai.
Tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong các đơn vị, tổ chức doanh nghiệp
Nếu bộ phận bán hàng là mũi nhọn đi đầu, mang lại doanh thu, lợi nhuận về cho doanh nghiệp thì phòng nhân sự nói riêng và các bộ phận khác như kế toán, IT… chính là hậu phương vững chắc giúp con thuyền của doanh nghiệp tiến lên. Sự cần thiết và quan trọng của bộ phận nhân sự còn thể hiện ở việc định hướng và quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Đơn cử, tại các công ty, tập đoàn đa quốc gia như P&G, Unilever, Samsung, Microsoft,… nhằm đảm bảo nguồn nhân lực luôn dồi dào phục vụ cho các mặt hoạt động của doanh nghiệp, người ta còn bổ nhiệm vị trí Giám đốc nhân sự thay vì nhân sự chỉ là một mảng kiêm nhiệm thêm như trước đây. Đây cũng chính là chiến lược, chính sách được nhiều công ty tại Việt Nam áp dụng nhằm chuyên nghiệp hoá trong việc thu hút nhân tài đầu quân cho doanh nghiệp.
Hiện nay ở hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp, bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các công việc chính của phòng nhân sự thường rất đa dạng, bao gồm: công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên, công tác định mức lao động, mô tả công việc, theo dõi chấm công, tính lương, thực hiện các công việc liên quan đến bảo hiểm, giải quyết chế độ (thai sản, nghỉ việc, phúc lợi, quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động,…) cho toàn công ty.
Cơ hội học tập ngành quản trị nhân sự
Phát triển nghề nghiệp luôn là mục tiêu của mỗi cá nhân. Để có cơ sở vững vàng cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai, mỗi cá nhân cần có nền tảng kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nghề nghiệp được lựa chọn. Một số các trường đào tạo tiêu biểu như Đại Học Lao động Xã hội, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Ngoại Thương….

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *